Trung Quốc đưa hàng "bẩn" vào Việt Nam
Đồ dùng, thực phẩm Trung Quốc "bẩn", nhiễm độc xuất hiện không ít trên thị trường Việt Nam. Những vụ việc bị phát hiện các năm qua khiến người Việt rùng mình.
Vào cuối tháng 3/2012, tại Hà Nội, xuất hiện thông tin một người dân đi ăn bún trên phố Chùa Hà (quận Cầu Giấy) thấy một quả trứng và nghi là giả bởi khi cắt lát, uốn cong rồi thả ra, miếng trứng trở về hình dạng ban đầu, không bị đứt vỡ. Các vết dao cắt trên bề mặt trứng giống hệt khi cắt thạch hay cắt cao su, bề mặt rất mịn, không xốp hay bột như trứng thường. Trừng gà được cho làm giả bằng nhựa, ở lòng đỏ có màng bọc như màng bọc nylon, dùng tay ấn mạnh không bung ra có xuất xứ Trung Quốc.
Chiều 29/1/2013, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 (Chi cục QLTT Hà Tĩnh) cho biết đơn vị này đã phát hiện và thu giữ một khối lượng lớn mực khô đã xé tơi, nghi là mực khô giả được làm bằng nhựa.
Tại chợ TP.Hà Tĩnh xuất hiện loại mực khô giá thành khoảng 200.000 đồng/kg, siêu rẻ so với giá mực thông thường. Khi đốt thử cháy khét, có màu đen kịt. Những sản phẩm này đều có nguồn gốc Trung Quốc.
Chiều 5/2/2013, tại trụ sở Công an quận Ninh Kiều (TP.Cần Thơ), cơ quan chức năng mở niêm phong lô hàng nhập lậu có xuất xứ Trung Quốc . Khi kiểm nghiệm, lực lượng chức năng phát hiện phần hạt táo được làm bằng nhựa cứng có hai màu xanh đậm và vàng. Trên bao bì sản phẩm có in chữ Trung Quốc.
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên mẫu xí muội và gửi đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP. HCM. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin chứa chất gây ung thư với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 khiến cả thế giới rùng mình. Trong sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hoá chất melamine. Đến ngày 22/9, người ta đã thống kê được gần 53.000 trẻ em đã bị bệnh, hơn 12.800 trẻ phải nằm viện, và 4 trẻ bị chết do sỏi thận và suy thận. Trong một vụ khác, sữa chất lượng kém đã gây ra cái chết do suy dinh dưỡng của 13 trẻ sơ sinh tại Trung Quốc năm 2004 và chưa có con số chính xác số trẻ tử vong ở nước khác do uống sữa Trung Quốc. Việt Nam và nhiều quốc gia khác trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi sản phẩm này. Bộ Y tế đã phải vào cuộc.
Giữa năm 2012, thông tin táo Fuji xuất xứ từ Yên Bài, Sơn Đông, Trung Quốc được trồng bằng phương pháp ủ bọc nhựa tẩm bột độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng.
Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là Thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và Melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa Arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Sáng 28/8/2013, cơ quan chức năng tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát hiện nơi tập kết 40 thùng hàng, bên trong đựng nhiều loại chất phụ gia có nhãn mác in chữ Trung Quốc. Các chất phụ gia này được một số người kinh doanh dùng để tẩy rửa, biến thịt, cá ôi thiu bốc mùi thành thực phẩm tươi sống, đánh lừa người tiêu dùng.
Đầu tháng 1/2014, Chi cục quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá miền Nam chính thức thông báo về sản phẩm bóng hơi Trung Quốc có chứa chất Phthalate vượt mức quy định 400 lần, tương đương 400.000 mg/kg so với quy định hàm lượng tối đa là 1.000 mg/kg tại một số quốc gia Âu, Mỹ.
Ngày 14/3/2014, Chi cục Quản lý thị trường TP. HCM cho biết đã phát hiện 3 mẫu trang sức nhiễm chất Cadimi có nguồn gốc từ Trung Quốc. Số nữ trang này được lấy đại diện trong 17.000 sợi dây chuyền lắc tay xi mạ mà cơ quan này thu được tại chợ An Đông, quận 5, TP.HCM. Cadimi là một chất gây độc cho người. Nếu tiếp xúc qua ăn uống với lượng lớn, chất này có thể gây ngộ độc cấp.
Comments
Post a Comment